Cách chọn chậu nhà vệ sinh tốt nhất cho mèo và lý do bạn cần làm như vậy

Ngày: 05/03/2024

Lần đầu tiên bạn nuôi một con mèo, điểm dừng chân tiếp theo của bạn thường là cửa hàng thú cưng bán đồ dùng cho mèo. Khay chậu vệ sinh cho mèo luôn đứng đầu danh sách đó nhưng ít người để tâm nhiều đến bản thân chiếc chậu.

 

Nhìn vào chúng, bạn có thể nghĩ rằng chậu nào cũng giống chậu nào. Tuy nhiên, không phải tất cả các chậu vệ sinh đều được tạo ra như nhau; Quan trọng hơn, không phải tất cả các chậu vệ sinh đều được tạo ra như nhau cho tất cả con mèo.

 

 

CHỌN CHẬU VỆ SINH CHO MÈO <= TẠI ĐÂY

 

Mèo có thể cần yêu cầu cụ thể về kích thước, hình dạng, độ sâu và các đặc tính khác của nhà vệ sinh của chúng. Và đúng như vậy! Hãy thử nghĩ xem, bạn sẽ thích thế nào nếu phòng tắm bạn phải sử dụng hàng ngày lại siêu nhỏ và chật chội? Hoặc nếu bạn phải trèo qua tường hoặc đi qua mê cung để vào được phòng tắm? Hoặc nếu nhà vệ sinh xả nước ngẫu nhiên bất cứ khi nào bạn đi ngang qua nó? Thật là bất tiện và khó chịu phải không nào. Tuy nhiên, đó chính xác là cảm giác của những chú mèo có lựa chọn duy nhất là chậu vệ sinh quá nhỏ đối với chúng hoặc có các cạnh hoặc thiết kế quá cồng kềnh để di chuyển.

 

Và vấn đề “dọn chậu vệ sinh”, đó là mối lo ngại thực sự đối với những chú mèo có chậu vệ sinh tự động – nhiều con mèo bị hoảng sợ bởi âm thanh và chuyển động thỉnh thoảng phát ra từ nhà vệ sinh của chúng!

 

Mèo có xu hướng sợ nhà vệ sinh tự động

 

Và nếu một con mèo sợ hãi trước chiếc chậu của chúng hoặc “không thoải mái” bởi kích thước hoặc độ phức tạp của nó, chúng có nhiều khả năng sẽ tìm kiếm một nơi khác ít rườm rà hơn và thoải mái hơn để đi. Đồ quần áo giặt hoặc giường của bạn sẽ là một lựa chọn tốt - cảm ơn bạn!

 

Bạn muốn tránh điều đó và sự căng thẳng mà việc chọn nhầm chậu sẽ gây ra? Hãy làm theo những lời khuyên sau để giúp đảm bảo rằng bạn đang tìm được những chiếc chậu phù hợp cho mèo của mình.

 

Nên có bao nhiêu chậu vệ sinh cho mèo trong nhà?


Ngay cả trong một gia đình chỉ có một con mèo, việc mua chậu vệ sinh cũng không nên là “một lần là xong”.

 

Quy tắc n+1 với khay chậu vệ sinh


Mọi người đều thích có các lựa chọn và vì nhiều lý do, bạn cũng nên cho mèo của mình lựa chọn khi nói đến nơi chúng đi tiểu và đi ị.

 

Nguyên tắc chung là phải có nhiều nhà vệ sinh hơn số lượng mèo bạn nuôi - nó được gọi là “quy tắc n+1”. Ví dụ: 2 con mèo = 3 nhà vệ sinh, v.v.

 

Có quá ít nhà vệ sinh là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều “vấn đề về đi vệ sinh”, dẫn đến việc mèo phải đưa đến bác sĩ thú y hoặc bị giao cho các trạm cứu hộ.

 

 

Nhà vệ sinh mèo nên có kích thước bao nhiêu?


Đây có lẽ là điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi chọn nhà vệ sinh cho mèo. Ở căn nhà chật chội không phải là niềm vui cho bất cứ ai!

 

Đảm bảo nhà vệ sinh bạn chọn đủ lớn để mèo có thể thoải mái đi vào bên trong và còn dư một khoảng trống.

 

Nó phải có không gian rộng rãi để di chuyển và đào bới trong đó mà không cần phải bước ra ngoài. Cần có nhiều không gian để mèo dễ dàng tránh được bất kỳ “bãi mìn” nào vẫn còn sót lại từ những lần "ghé thăm" trước đó.

 

Theo nguyên tắc chung, chậu nhà vệ sinh có kích thước phù hợp phải dài ít nhất bằng chiều dài của mèo, từ mũi đến chóp đuôi (khi kéo thẳng) và chiều rộng của chậu ít nhất phải bằng chiều dài của mèo (với đuôi của chúng không kéo dài ra).

 

Nhà vệ sinh kín với 2 cửa ra vào thế hệ mới

 

Các cạnh của nhà vệ sinh nên cao bao nhiêu?


Chiều dài của các cạnh của nhà vệ sinh cũng là một điều rất quan trọng mà bạn cần quan tâm. Và tính cách cũng như “tình trạng” của mèo sẽ phần nào quyết định chiều cao của những chiếc chậu mà chúng cần.

 

Chiều cao chậu tốt nhất cho hầu hết mèo: Đối với những con mèo không phải là "máy đào" hoặc không thường xuyên bới cát ra khỏi chậu, chậu nên có thành cao khoảng 12 - 18cm thường là lý tưởng (đặc biệt nếu chậu lớn). Hãy xem đề xuất của chúng tôi về chậu vệ sinh tổng thể tốt nhất cho mục đích sử dụng chung dưới đây.

 

Chiều cao chậu tốt nhất cho những con mèo hay đào bới cát và hơn thế nữa:

 

Nếu bạn có một chú mèo thuộc dạng "máy đào", "máy đbới" hoặc một con mèo có thói quen xấu, thì bạn sẽ muốn hai bên đủ cao để giảm thiểu rủi ro từ những thói quen không mong muốn này; nhưng tất nhiên, con mèo của bạn vẫn cần có thể ra vào chậu một cách dễ dàng và không bị đau.

 

Vì vậy, hãy tìm những chiếc chậu có ba cạnh đủ cao để ngăn nước tiểu, phân hoặc cát rơi xuống sàn nhà của bạn (thường chiều cao tường khoảng 20 - 30cm là phù hợp) nhưng cũng có cạnh của cửa ra/vào thấp hơn để dễ dàng đi vào và ra (mặt này phải ở khoảng 12 - 15cm). Hãy xem các gợi ý bên dưới về mẫu chậu dành riêng cho các "máy đào"

 

  

Xem các mẫu chậu vệ sinh cho Mèo nhiều kích thước <= TẠI ĐÂY

 

Chiều cao chậu tốt nhất cho các vấn đề về di chuyển khó khăn:

 

Nếu bạn nuôi một chú mèo con hoặc bất kỳ con mèo nào bị viêm khớp hoặc các vấn đề về di chuyển khác thì chắc chắn bạn sẽ cần những chiếc chậu có ít nhất một bên siêu thấp. Đối với hầu hết những con mèo này, cửa vào/ra cao khoảng 6 - 9cm thường mang lại sự cân bằng tốt để mèo của bạn ra vào dễ dàng trong khi vẫn có thể đi vệ sinh đúng. Hãy xem khuyến nghị về chậu vệ sinh dành cho mèo con và mèo bị viêm khớp:

 

 

 

 

Cách chọn giữa nhà vệ sinh mèo có nắp và không có nắp


Không có câu trả lời chính xác ở đây. Một số con mèo thích chậu không có nắp hay mái che; những con khác thì không như vậy. Tất nhiên, không thể biết trước được con mèo của bạn sẽ rơi vào “nhóm” nào.

 

Vì vậy, bạn có thể chỉ đọc tới đây hoặc thử nghiệm bằng cách cho mèo của bạn lựa chọn các loại chậu để biết kết quả. Chỉ cần sẵn sàng thích nghi nếu mèo của bạn bắt đầu đưa ra những dấu hiệu về sở thích rõ ràng theo cách này hay cách khác.

 

Nếu bạn đi theo con đường “có nắp kín”, chỉ cần đảm bảo rằng lối ra vào không quá nhỏ hoặc khó ra vào và sẵn sàng chuyển sang chậu không nắp nếu mèo của bạn có dấu hiệu bệnh hen suyễn hoặc viêm khớp.

 

Chọn các mẫu chậu / nhà vệ sinh cho mèo <= TẠI ĐÂY

 

Tại sao bạn nên tránh sử dụng nhà vệ sinh dọn tự động cho mèo?


Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nhà vệ sinh tự động dọn sạch và bạn có thể muốn bỏ thêm một ít tiền để có được chiếc nhà mà bạn không bao giờ phải tự xúc. Tuy nhiên, những bất tiện hoặc khó chịu khi bạn xúc cát vệ sinh mỗi ngày là dễ chịu hơn rất nhiều khi mèo của bạn bị giật mình trước nhà vệ sinh tự động và trở nên quá sợ hãi khi sử dụng nó.

 

Và bạn cần biết thêm một thực tế là nhiều nhà vệ sinh dọn tự động này yêu cầu cát vệ sinh đặc biệt và túi rác riêng biệt (có thể dịch ra là: đắt tiền); Chưa kể rằng thói quen xúc hàng ngày bằng chậu thông thường mang lại cơ hội quan trọng để phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu và phân của mèo có thể cho thấy mối lo ngại về sức khỏe đang ngầm phát triển (ví dụ: bệnh tiểu đường, bệnh thận, táo bón hoặc thậm chí tắc nghẽn đường tiết niệu).

 

Chậu vệ sinh tốt nhất cho mèo là cái nào?


Là chiếc chậu mang lại tổng thể tốt nhất: Thật kỳ lạ, đối với hầu hết các con mèo, "chậuvệ sinh tổng thể tốt nhất" dành cho mục đích sử dụng thông thường thường không phải là chậu vệ sinh truyền thống! Thứ thường phù hợp nhất với thực sự là một chiếc khay nhựa lớn dưới gầm giường hay cái sọt đựng quần áo. Chúng thường dài và đủ rộng, với độ sâu vừa phải.

 

 

Đặc biệt là khi mèo già đi, việc ra vào chậu vệ sinh có thể gây ra nhiều vấn đề khác và rất nhiều khó chịu (vì nhiều con mèo trên 7 tuổi bị viêm khớp).

 

Bạn cũng có thể chuyển sang chậu có nắp đậy, nhưng bạn phải hết sức cẩn thận và hãy dọn vệ sinh với nhà có nắp ít nhất một lần mỗi ngày, vì chúng có nhiều khả năng giữ lại amoniac và các mùi khác có thể gây kích ứng mũi / phổi của mèo và xua đuổi mèo tránh xa khỏi chậu.

 

Đối với mèo con còn rất nhỏ và mèo bị viêm khớp hoặc các vấn đề về vận động khác: xin nhắc lại một lần nữa, lựa chọn tốt nhất không phải lúc nào cũng là chậu vệ sinh truyền thống. Các chậu cây trong vườn thường là lựa chọn tốt nhất của chúng! Chiếc chậu bên dưới đây được xem là hoàn hảo với chúng:

 

Click vào đây để xem chi tiết chậu

 

Tất nhiên, việc biết được kích thước, hình dạng, kiểu dáng và số lượng chậu vệ sinh phù hợp cho mèo chỉ là bước khởi đầu. Hãy xem “Cách đặt vị trí chậu vệ sinh cho mèo và giữ gìn vệ sinh trong nhà” để biết thêm mẹo, thủ thuật và thông tin hữu ích khác nhằm giúp tạo ra sự hài hòa cho khu vực vệ sinh của mèo trong nhà bạn và tránh mọi vấn đề rắc rối nhé.

 

Theo Tiến sĩ Dr. Jason Nicholas, tốt nghiệp loại xuất sắc tại Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia ở London, Anh và hoàn thành chương trình Thực tập tại Trung tâm Y tế Động vật ở Thành phố New York. Ông hiện đang sống ở Tây Bắc Thái Bình Dương.

Pet Things biên dịch

BÌNH LUẬN
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
Tin cùng chuyên mục